Gỗ ghép là gì? Các loại gỗ ghép phổ biến và báo giá gỗ ghép

22/03/2021 | 924 |
0 Đánh giá

Giá gỗ ghép trên thị trường hiện nay là bao nhiêu? Có những loại nào? Ưu nhược điểm của từng loại? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chính xác nhất.

Gỗ ghép là gì? Các loại gỗ ghép phổ biến và báo giá gỗ ghép

Giá gỗ ghép hiện nay trên thị trường đang được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, vì sản phẩm có độ bền và tính thẩm mỹ rất cao. Gỗ ghép là loại vật liệu phổ biến trong thi công nội thất ở Việt Nam, như bàn ghế, kệ, tủ bếp, giường...mang lại vẻ đẹp cũng như sự sang trọng. Hãy cùng tìm hiểu gỗ ghép là gì? Và các loại gỗ ghép qua bài viết dưới đây.

Gỗ ghép là gì?

Gỗ ghép là loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau, để hình thành tấm gỗ có kích thước lớn hơn, nhờ vào keo kết dính và quy trình ghép hiện đại.

Các thanh gỗ nhỏ đều được xử lý, tẩm sấy rất nghiêm ngặt, nên loại bỏ được hầu hết các tác nhân có thể gây hại, xâm lấn gỗ như: Mối mọt, ẩm mốc. Chính vì vậy mà gỗ ghép vừa mang lại vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, lại vừa có những ưu điểm của gỗ công nghiệp như độ bền, khả năng chịu lực, chống thấm.

Nguyên liệu dùng để sản xuất gỗ ghép thường là các loại gỗ bìa bắp - loại gỗ đã được xẻ ra hoặc cưa, lạng theo thớ, các loại gỗ có đường kính nhỏ hay gỗ tận dụng từ các phân xưởng.

Các loại keo thường được sử dụng để tăng độ kết dính của gỗ là keo Phenol Formaldehyde (PF), Urea Formaldehyde (UF), hay Polyvinyl Acetate (PVAc).

Gỗ ghép là gì? Các loại gỗ ghép phổ biến và báo giá gỗ ghép

Gỗ ghép là gì?

Quy trình sản xuất gỗ ghép

 Gỗ ghép được sản xuất theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu gỗ và phân chia thành các loại gỗ tiêu chuẩn.

  • Bước 2: Các thanh gỗ được xử lý để loại bỏ xâm lấn gỗ như: mối mọt, ẩm mốc.

  • Bước 3: Các đầu hoặc cạnh thanh gỗ được tạo mộng và được ghép với nhau bằng máy, sau đó tấm gỗ sẽ được xử lý thêm bằng keo chuyên dụng để tăng kết dính.

  • Bước 4: Chà nhám, làm nhẵn, đánh bóng bề mặt tấm gỗ.

  • Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm (phủ sơn bề mặt, phủ veneer, laminate).

Quy trình sản xuất gỗ ghép

Quy trình sản xuất gỗ ghép

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ ghép

Cũng giống như các loại gỗ thông thường, gỗ ghép cũng có ưu và nhược điểm riêng của nó. Dưới đây là tổng hợp các ưu điểm và nhược điểm của gỗ ghép.

 Ưu điểm của gỗ ghép

● Không bị cong vênh, ẩm mốc hay mối mọt, độ bền cao không hề thua kém gỗ tự nhiên nguyên khối.

● Mẫu mã đa dạng và phong phú, bề mặt gỗ được xử lý tốt nên độ bền màu khá cao, không phai màu, có khả năng chịu xước và va đập tốt.

●  Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là gỗ rừng trồng, thân thiện với môi trường và giảm tải nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên của người dùng.

● Dễ dàng gia công, sản xuất số lượng lớn.

● Tính ứng dụng rất cao,thay thế được gỗ tự nhiên trong thi công, thiết kế nội thất.

● Giá gỗ ghép rẻ hơn gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20-30%, người tiêu dùng dễ dàng mua và sử dụng.

 Ưu điểm của gỗ ghép

Ưu điểm của gỗ ghép

Nhược điểm của gỗ ghép

Gỗ ghép không có quá nhiều nhược điểm, điểm yếu lớn nhất của loại gỗ ghép này là độ đồng đều màu sắc cũng như hệ vân không được cao, lý do là chúng được ghép nối bằng nhiều thanh gỗ khác nhau lại với nhau.

Việc giá gỗ ghép rẻ sẽ phù hợp với hộ gia đình có kinh tế và thu nhập vừa phải, không quá chú trọng đến hình thức.

Phân loại gỗ ghép thanh

 Gỗ ghép được phân làm 5 loại chính

  •   Gỗ ghép chất lượng A/A: Loại gỗ ghép chất lượng cực tốt, bề mặt đẹp đồng nhất, không có đường chỉ đen hoặc mắt chết, màu sắc hài hòa không chênh lệch. Loại gỗ này thích hợp với những không gian yêu cầu thẩm mỹ cao, làm những sản phẩm mẫu mã đẹp và chất lượng.

  •  Gỗ ghép chất lượng A/B: Đây là loại gỗ có mặt A đẹp,  và một mặt B kém chất lượng hơn, đường chỉ đen ngắn hoặc trung bình. Loại gỗ này thường sử dụng để làm mặt bàn, vách ngăn, tủ, cửa…

  • Gỗ ghép chất lượng A/C: Loại gỗ ghép có một mặt A đẹp và một mặt C(Kém chất lượng hơn mặt B) có nhiều khuyết điểm như chỉ đen, màu sắc xấu, mắt chết. Chỉ có một mặt đẹp nên phù hợp làm sàn nhà hoặc ốp tường.

  • Gỗ ghép chất lượng B/C: Đây là loại gỗ ghép chất lượng khá kém, giá rẻ bao gồm một mặt B, một mặt C.

  • Gỗ ghép chất lượng C/C: Loại gỗ có chất lượng xấu, tính thẩm mỹ không cao, giá gỗ ghép loại này rẻ nhất.

Giá gỗ ghép các loại sẽ khác nhau 

Giá gỗ ghép các loại sẽ khác nhau 

Giá gỗ ghép

So với giá gỗ tự nhiên, giá gỗ ghép công nghiệp thấp hơn tương đối nhiều. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng loại gỗ, loại mặt gỗ hay độ dày kích thước, giá một tấm gỗ ghép sẽ  thay đổi khác nhau. Những tấm gỗ chất lượng A/A giá sẽ cao hơn những tấm gỗ mặt A/B, B/C, A/C…

Nhìn chung, gỗ ghép trên thị trường có giá bán không quá đắt, gia đình có kinh tế và mức thu nhập vừa phải thì việc sử dụng và thiết kế nội thất bằng gỗ ghép là một quyết định khá sáng suốt.

Trên đây là một số thông tin, đặc điểm, giá gỗ ghép hiện nay. Hy vọng, với những thông tin trên về gỗ ghép, bạn sẽ hiểu thêm về các dòng gỗ ghép và có thể lựa chọn cho mình được loại vật liệu gỗ phù hợp. 


Bạn nên xem thêm:
•    Gỗ MDF và MFC khác nhau thế nào?
•   
 Ván nhựa Pima.
•    
Gỗ MDF chống ẩm giá tốt.
•    
Ván MDF phủ veneer.
•    
Giá ván MFC.

Ngoài ra công ty chúng tôi còn phân phối gỗ công nghiệp như: ván MDF, ván MDF chống ẩm, ván HDF siêu chống ẩm.ván Okal, ván Okal chống ẩm, ván ép, gỗ ghép, ván phủ melamine, ván phủ Veneer đến tất cả các Quận 1Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Tân Bình,Quận Bình Thạnh, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè, 
Thủ Đức và các tỉnh thành khu vực miền tây, miền trung.


Tin tức liên quan

Bình luận