Lịch sử hình thành ván MDF

19/08/2019 | 964 |
0 Đánh giá

Định nghĩa ván MDF :

Ván MDF (Medium density fiberboard) hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ trung bình – là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần chính là sợi gỗ (hay bột gỗ) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…) được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.

Ván gỗ MDF

Ván gỗ MDF

 Lịch sử hình thành & phát triển :

Ván ép MDF có một lịch sử phát triển không quá lâu đời. Nhà máy sản xuất gỗ ván MDF đầu tiên được xây dựng vào năm 1964 ở New York (Mỹ) và phát triển mạnh ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu khác từ năm 1990 liên tục cho đến nay.
Tính đến năm 1970, trên thế giới mới chỉ có 3 nhà máy ở Mỹ với công suất từ 39,000m3/năm cho tới 133,000m3/năm. Tuy nhiên, đến năm 2000, trên toàn thế giới đã có tổng cộng 291 nhà máy và công suất nhà máy lớn nhất đạt đến 340,000 m3/năm.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, các nước công nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng các nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp MDF với sản lượng tăng bình quân hàng năm là 15,5%. Vào năm 1996, toàn thế giới sản xuất ra 17,53 triệu m3thì đến năm 2001 tổng sản lượng ván MDF trên toàn thế giới đạt 29,056 triệu m3.

Thành phần cấu tạo ván MDF :

 – Ván MDF có thành phần cấu tạo chính là sợi gỗ (hay bột gỗ), chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).
– Thông thường, thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.
– Các sợi gỗ (hay bột gỗ) trong thành phần gỗ ép MDF chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của nhà sản xuất mà một số thành phần gỗ cứng có thể được thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn

– Nguyên liệu để sản xuất ván MDF bao gồm các loại gỗ rừng trồng (như cao su, bạch đàn, keo, thông, giẻ, sồi, vân sam), bã mía, phế liệu gỗ, mùn cưa hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng và dăm gỗ mềm. Nguyên liệu đầu vào ngoài gỗ thân cây còn có thể tận dụng cành ngọn, bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa của quá trình cưa xẻ.

Tính chất vật lý và đặc điểm chung:

 – Thông thường, ván ép MDF có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ.
– Ván MDF được coi là ổn định và trơ ở dạng tấm. Ván có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian.
– Ván MDF không có mùi.
– Ván MDF có tỷ trọng trung bình từ 680 – 840 kg/m3 .
– Các khổ ván MDF thông dụng là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
– Các độ dày thông dụng của ván MDF: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18 (mm).


Tin tức liên quan

Bình luận